Sự phát triển của công nghệ in ấn

[Nội dung chính]

NGHỆ THUẬT IN ẤN ĐÃ XUẤT HIỆN Ở AI CẬP CỔ ĐẠI TỪ CÁCH ĐÂY 5000 NĂM VÀ BẮT ĐẦU PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ TỪ THỜI CẬN ĐẠI - NỬA ĐẦU TK 15

Sự phát triển của công nghệ in ấn

1. Giai đoạn 1440

Năm 1439, nhà phát minh người Đức là Johannes Gutenberg đã phát minh ra phương pháp in chuyển động, ghép từng con chữ thành bản in. Phát minh của ông đã mở ra kỉ nguyên phát triển rực rỡ của thế giới cận đại, bao gồm thời kỳ Phục Hưng. Kinh thánh Gutenberg (Kinh thánh 42 dòng, B42) là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, được xuất bản năm 1454 -1455, là sản phẩm in ấn số lượng lớn đầu tiên của loài người và hiện nay được xem là cuốn sách đắt giá nhất thế giới vì độ quý hiếm của nó.

2. Giai đoạn 1910

Đầu thế kỉ 19, kĩ thuật in lụa với máy in chạy bằng động cơ hơi nước ra đời, giúp cho in ấn trở thành một trong những ngày công nghiệp hiện đại. In lụa cũng đánh dấu cột mốc in màu ra đời, những ấn bản không chỉ còn là màu đen đơn giản mà còn có thể những màu sắc cơ bản khác.

3. Giai đoạn 1923

Năm 1923, Willhelm Ritzerfeld phát minh ra máy Ditto, hay còn gọi là máy Rexograph ở Mỹ, người Anh thì gọi chiếc máy này là máy Banda. Đây là dạng sơ khai của máy photocopy, vì vậy thời đó người ta gọi nó là 'máy nhân bản linh hồn' (spirit duplicator). Dung môi chủ yếu được sử dụng của máy Rexograph là rượu để thay cho mực in. Máy Ditto được dùng để tăng năng suất bản in thông qua việc copy chúng

4. Giai đoạn 1925

Năm 1925, sự ra đời máy in kim hay còn gọi là máy in ma trận châm (dot matrix printing). Đây là kĩ thuật in sử dụng máy vi tính, trên máy in sẽ sử dụng đầu kim để in lên chữ, mô phỏng theo cách hoạt động của máy đánh chữ. Ngày nay máy in kim vẫn còn được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến trong các máy in hóa đơn.

5. Giai đoạn 1938

Dựa trên nghiên cứu của nhà vậy lý người Hungary là Pál Selényi, nhà phát minh người Mỹ Chester Carlson sáng chế ra kĩ thuật Xerography (photocopy khô - không sử dụng dung môi rượu như máy Ditto), ông được cấp bằng sáng chế vào ngày 6/10/1942. Họa sĩ hoạt hình Ub Iwerks tùy chỉnh lại ứng dụng kĩ thuật xerography để làm hoạt hình. Bộ phim hoạt hình đầu tiên ứng dụng công nghệ này là '101 Con Chó Đốm' ra mắt năm 1961.

6. Giai đoạn 1951

Kỹ thuật in phun ra đời vào năm 1951, được phát minh bởi Ichiro Endo, làm việc ở hãng Canon Nhật Bản, song song đó, ở Mỹ có Jon Vaught làm việc ở HP cũng sáng chế ra kỹ thuật tương tự. Máy in phun bùng nổ vào cuối thập niên 1970 và trở thành dòng máy in phổ biến nhát cho tới ngày nay. 4 hãng chiếm thị phần máy in phun lớn nhát là HP, Canon, Epson và Brother.

7. Giai đoạn 1969

Sau khi phát minh ra kỹ thuật xerography, hãng Xerox nắm trọn thị phần máy photocopy trong thập niên 1960. Đến năm 1969, Gary starkweather, làm việc trong phòng phát triển sản phẩm của Xerox đã nghĩ ra ý tưởng sử dụng tia laser để in ảnh, cùng lúc đó, Xerox cho thành lập công ty con là PARC, quy tụ nhiều nhân tài từ ĐH Stanford, NASA, USAF và DARPA để nghiên cứu các ý tưởng tiên tiến về máy vi tính, kết quả là công nghệ in laser ra đời vào năm 1971 và năm 1972 họ giới thiệu máy in laser Xerox 9700.

| Xem thêm bài viết sửa máy photocopy

8. Giai đoạn 1972

Máy in nhiệt là hình thức in kỹ thuật số, bằng cách dùng đầu in được làm nóng rồi in hình ảnh lên giấy đã phủ lớp nhiệt sắc, loại giấy này gọi là giấy nhiệt. Lớp phủ sẽ chuyển thành màu ở những vị trí được đầu in làm nóng, tạo ra hình ảnh, chữ viết, vì vậy đây gọi là công nghệ in nhiệt. Đa số máy in nhiệt chỉ in màu đen, tuy nhiên vẫn có máy in được 2-3 màu. In nhiệt phố biến trong các máy in phiếu tính tiền, hóa đơn.

9. Giai đoạn 1991

Đầu thập niên 1990 đánh dấu thời điểm ra đời máy in kỹ thuật số (digital printing), là hình thức in trực tiếp từ file ảnh trên máy tính kết nối với máy in. Chi phí của in kỹ thuật số cao hơn so với in công nghiệp trước đây, nhưng tiện lợi hơn rất nhiều vì chúng ta có thể in số lượng nhỏ, chờ lấy tại chỗ, đặc biệt là máy in kỹ thuật số phổ biến được tại mọi nhà, ai cũng có thể mua về để sử dụng.

10. Giai đoạn 2010

Công nghệ in 3D đã xuất hiện từ thập niên 1980 nhưng chi phí lúc đó quá cao nên chỉ phù hợp để sản xuất các nguyên mẫu, vật dụng demo. Đến đầu thập niên 2010 công nghệ in 3D mới chính thức bùng nổ và phát triển vượt trội, sự ra đời máy in 3D đã được thu nhỏ để có thể sử dụng làm máy in trong gia đình. Năm 2019, độ phân giải, tính chính xác và mực in của công nghệ in 3D được nâng cao đáng kể, đủ điều kiện để tạo ra những sản phẩm công nghiệp.

 

https://natsci.msu.edu/natsci-profiles/gary-starkweather-perseverance-laser-vision-lead-to-printer-innovation/
https://www.hrc.utexas.edu/educator/modules/gutenberg/books/printing/

Từ khóa: sự ra đời của máy in, sự ra đời của in ấn, sự phát triển của công nghệ in ấn, sự phát triển của công nghệ máy in, sự phát triển của công nghệ máy photocopy

Đánh giá bài viết
104 lượt